Không chỉ quả nhàu, rễ nhàu mà lá cây nhàu cũng rất tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Noni Green tìm hiểu kỹ hơn về lá nhàu và những công dụng mà lá nhàu đang mang lại nhé!
Thông tin chung về lá nhàu
Cây nhàu là một trong những cây thuốc quý của nước ta. Cây còn được gọi là cây ngao. Mọc nhiều nơi ở miền Nam. Nhất là những khu vực ẩm như bên cạnh kênh, rạch, sông ngòi, ao hồ. Cây thuộc dòng thân gỗ, có chiều cao từ 4 – 8m. Lá cây mọc đối. Mỗi lá có hình bầu dục dài từ 12 – 30cm, rộng từ 5 – 15cm, mép hơi uốn lượn. Về màu sắc thì lá nhàu có màu xanh bóng đậm ở mặt trên, mặt dưới nhạt hơn.
Cuống lá dài 1–2 cm. Gân lá nhàu có hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới. Mỗi lá có 6 – 7 cặp gân phụ. Lá kèm nằm giữa 2 lá mọc đố, hình xoan, dài 1 – 1,5cm, màu xanh nhạt…. Trên cây nhàu, lá cũng là một bộ phận thường được dùng làm thuốc với rất nhiều công dụng cho sức khỏe.
Nghiên cứu về công dụng lá nhàu
Cụ thể, theo Đông y :
Lá cây nhàu giúp người dùng dễ ngủ, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt, khỏe gân cốt, tăng cường sức lực. Khi sắc uống có thể hỗ trợ điều trị đi lỵ, tiêu chảy, cảm sốt. Dùng bên ngoài bằng cách giã nát đắp thì có thể giúp vết thương mau lành, làm lành vét loét, mụn nhọt, kích thích để da non nhanh mọc. Dịch lá cũng được dùng để đắp lên khớp nhằm giảm đau nhức do viêm khớp. Ngoài ra, lá nhàu còn được dùng kết hợp như một vị thuốc bổ….
Theo y học hiện đại lá nhàu cũng có nhiều công dụng.
Tại Hội thảo Hóa học Quốc tế (International Union of Pure and Applied Chemistry, tạm dịch: Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng), có nhóm nghiên cứu đã đưa ra công trình về cây nhàu trong quá trình giải quyết bệnh lao. Theo nghiên cứu của nhóm thì chiết xuất cô đặc từ lá của cây có khả năng tiêu diệt tới 89% các vi khuẩn trong ống nghiệm.
Do đó, nó có tác dụng tuyệt vời trong phòng chống bệnh lao. Thậm chí gần tương đương với thuốc chống lao Rifampcin tiêu diệt 97%. Đặc tính này cũng đang được ứng dụng trong việc nghiên cứu, phát triển thuốc chống lao. Nhiều người kỳ vọng, đặc tính này sẽ mở ra cơ hội mới cho nhiều bệnh nhân lao.
4 Công dụng lá nhàu
Lá của cây nhàu có nhiều công dụng trong việc phòng trị bệnh nhưng người bệnh cần dùng đúng thì mới phát huy tối đa hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số công dụng chính và cách dùng của lá nhàu ứng với từng công dụng dưới đây.
1. Lá nhàu giảm đau nhức xương khớp, khỏe gân cốt
Đông y và thực tế trong việc dùng lá cây nhàu hỗ trợ điều trị bệnh cho thấy loại lá này rất tốt với bệnh nhân xương khớp. Do đó, nếu bạn mắc các bệnh xương khớp như đau lưng, hội chứng đau vai gáy, viêm khớp dạng thấp… thì có thể dùng loại lá cây tuyệt vời này để giảm đau, làm giãn gân cốt. Mỗi ngày bạn có thể lấy một nắm lá tươi sắc lấy nước uống. Kiên trì uống hàng ngày sẽ giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Trường hợp không thích nước sắc, bạn cũng có thể lấy một nắm lá tươi còn non để ăn như rau sống hoặc nấu canh ăn. Các phương pháp này đều rất hữu hiệu với bệnh nhân xương khớp.
2. Lá nhàu hỗ trợ điều trị đi lỵ, tiêu chảy, cảm sốt
Một số người than phiền rằng lá cây nhàu đắng, khó ăn. Tuy nhiên, đây lại là vị thuốc hỗ trợ điều trị đi lỵ, tiêu chảy, cảm sốt hiệu quả. Với bệnh lỵ và tiêu chảy, công dụng của lá nằm ở khả năng ổn định đường tiêu hóa, diệt những vi khuẩn gây hại ở đường ruột để đường tiêu hóa vận hành trơn chu. Mặt khác, bên trong lá có nhiều chất xơ có khả năng kích thích nhu động ruột, ổn định đường tiêu hóa. Với bệnh nhân cảm sốt thì lá cây nhàu với đặc tính thanh mát có thể giải cảm, hạ sốt hiệu quả cho người bệnh.
Về cách dùng thì người bệnh có thể lấy 3 – 6 lá nhàu tươi. Rửa sạch nấu với khoảng 500ml nước. Nấu cho đến khi còn khoảng 200ml thì rót ra bát. Uống mỗi ngày 2 lần. Uống liên tục 2 – 5 ngày khi còn nóng sẽ khiến bệnh thuyên giảm. Hoặc cũng có thể lấy 1 nắm lá nhàu non ăn sống hay cho vào luộc ăn. Hay lấy lá nhàu 12g, cỏ sữa 10g, sắc uống.
3. Lá nhàu giúp diệt khuẩn lao
Thuốc trị lao từ lá nhàu vẫn cần được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, hiện tại người bệnh vẫn có thể ứng dụng công dụng của lá nhàu đối với bệnh lao. Theo đó, người bệnh lao có thể lấy lá nhàu sắc lấy nước uống hàng ngày để giảm lượng vi khuẩn lao trong cơ thể. Qua đó, ổn định tình trạng bệnh. Ngăn không cho bệnh nặng thêm, biến chứng, đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh.
4. Lá nhàu hỗ trợ điều trị mụn nhọt
Lá nhàu thanh mát nên không chỉ hạ sốt mà còn có khả năng giảm mụn nhọt hiệu quả. Đặc biệt, khả năng diệt khuẩn của lá nhàu càng là khắc tinh của mụn nhọt. Bởi có nhiều nguyên nhân gây mụn nhưng trong đó có 2 nguyên nhân chính là nóng trong người và vi khuẩn gây mụn.
Khi bị nóng trong người, cơ thể bị nhiệt độc tích tụ thì độc tố có thể uất kết dưới da và phát qua da dưới dạng mụn nhọt. Với trường hợp này, nếu không thanh nhiệt thì mụn sẽ mọc hết đợt này đến đợt khác, khó lòng khỏi hẳn. Trường hợp mụn do vi khuẩn gây mụn thì cơ chế hoạt động là tuyến bã nhờn hoạt động mạnh đẩy bã nhờ qua lỗ chân lông gây ách tắc lỗ chân lông, dễ tích tụ bụi bẩn. Tạo thành môi trường lý tưởng cho vị khuẩn gây mụn sinh sôi nảy nở và hình thành nốt mụn.
Trong khi đó, nếu dùng lá nhàu hợp lý thì chúng vừa có thể thanh nhiệt, giải độc trong cơ thể. Các hợp chất của lá nhàu tác động ngoài da còn có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Qua đó ngăn hình thành mụn trên da. Giúp các nốt mụn đã có mau lành, nhanh mọc da non. Hạn chế để lại sẹo.
Do đó, nếu bị mụn nhọt trên da thì mọi người có thể dùng lá nhàu giã nhuyễn. Đắp lên vùng da bị mụn vài ngày sẽ thấy mụn khỏi. Chỗ bị mụn cũng lên da non. Đồng thời, có thể kết hợp với uống nước sắc lá nhàu để thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Loại bỏ nguyên nhân gây mụn từ sâu bên trong.
4 Món ăn bài thuốc từ lá nhàu
Không chỉ là vị thuốc quý, lá nhàu còn là nguyên liệu nấu ăn hoàn hảo, bổ dưỡng. Nó liên tục xuất hiện trong các món xào, luộc, hấp, chưng, um của người dân Nam bộ. Có thể kể đến những món ăn chính từ lá nhàu như:
– Rắn trun xào lá nhàu
Chuẩn bị 300g rắn trun, 1 nắm lá tươi. Rắn trun làm sạch. Đặt lên miếng đá hoặc thớt lớn. Dùng chai thủy tinh lăn mạnh nhiều lần cho con rắn giập mềm. Bởi theo bài viết trên báo Ấp Bắc thì sóng lưng dao băm thế nào cũng còn xương vụn, mà xương rắn cứng, ăn dễ mắc cổ. Trong khi đó, dùng chai lăn đều xương rắn mềm hết, mà da rắn không bị nát. Sau đó, chặt rắn trun thành từng miếng nhỏ bằng 2 lóng tay.
Lá nhàu thì chọn loại lá bánh tẻ. Không non nhưng cũng chưa bị già. Bỏ phần cuống lá, xắt thành từng sợi dài. Rắn trun cho vào chảo phi tỏi mỡ. Xào đến khi có mùi thơm thì nêm thêm gia vị, tiêu, nước mắm, bột nêm và một ít cà ri làm màu (có thể cho thêm chút nước cốt dừa). Khi rắn vừa chín thì cho lá nhàu vào. Đảo đều rồi tắt bếp. Không nấu quá kỹ vì lá nhàu chín quá sẽ đắng, giảm công dụng. Khi ăn có thể ăn kèm với bánh phồng tôm chiên vàng.
– Lươn um lá nhàu
Lươn um lá nhàu cũng là món ăn phổ biến, được nhiều người yêu thích. Cách làm lươn um lá nhàu khá đơn giản. Chọn mua lươn to cỡ ngón chân cái. Làm sạch nhớt, bỏ đầu, rút ruột rồi rửa lại cho sạch. Để nguyên cả con, dùng dao bén khứa nhẹ những đường dọc chéo trên mình con lươn rồi ướp gia vị cho thấp.
Lá nhàu chọn loại lá bánh tẻ, rửa cho thật sạch. Trải lá nhàu xuống dưới thố sành, cuộn tròn con lươn lại rồi đặt lên. Có thể thêm chút nước nghệ để món ăn khi hoàn thành có màu vàng đẹp mắt. Chế nước dừa tươi cho xâm xấp mặt lươn. Nêm nếm gia vị lại lần nữa. Đậy nắp, bắc lên bếp nấu lửa nhỏ. Khi nồi lươn sôi và chín thì tiếp tục cho thêm nước cốt dừa đã vắt sẵn vào nấu.
Đồng thời, làm nước chấm gồm nước cốt dừa, tương hột xay nhuyễn đánh đều, nêm đường, ít bột ngọt. Cho hỗn hợp nước chấm lên bếp nấu cho đến khi sánh lại, thêm ít sả bằm nhuyễn, ớt và đậu phộng rang giã nhỏ. Khi lươn đã chín mềm thì nhắc xuống, rắc ít đậu phộng giã vỡ với vài lát ớt lên. Món lươn um lá nhàu này ăn với cơm nóng hoặc bún đều rất ngon.
– Cá điêu hồng hấp lá nhàu
Chuẩn bị lá nhàu non 3 lá, cá điêu hồng 300g; hành lá, ớt sừng, tỏi phi, tiêu, đường, nước tương, dầu ăn, dầu mè vừa đủ. Trong đó lá nhàu vừa tạo hương thơm nồng hấp dẫn cho món cá hấp vừa có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị mụn nhọt, sốt, đau nhức xương khớp.
Để nấu món cá điêu hồng hấp lá nhàu chỉ cần lột vỏ tỏi đập dập. Cá điêu hồng làm sạch, để ráo nước, khử bỏ mùi tanh bằng rượu gừng rồi khứa vài đường trên mình cá. Ướp cá điêu hồng với 1/2 tỏi bằm, tiêu, 1 muỗng canh nước tương, chút đường. Để khoảng 15 phút cho cá ngấm. Lá nhàu thì rửa sạch, xắt nguyễn. Đem số tỏi băm còn lại phi lên.
Cho cá vào đĩa sâu lòng, thêm chút dầu ăn, đặt cá vào xửng hấp hấp cho gần chín. Bỏ lá nhàu xắt nhỏ vào hấp chín, rắc chút tỏi phi lên. Trong quá trình hấp cá, nên đồng thời đun sôi hỗn hợp gồm: dầu mè, nước tương, đường và chút nước. Đến khi cá chín thì nêm thêm chút hạt nêm rồi rưới lên mình cá để dùng nóng.
– Gói lá nhàu hấp
Miền nam còn có một món ăn khá đặc biệt, hấp dẫn người dùng là món gói hấp. Món này thường gồm lòng gà hoặc lòng vịt, phần vạt da ngay sát cánh, da cổ, thịt cánh hay thịt lợn nạc…. Đem tất cả nhân xắt thật nhỏ, trộn chung với 1 – 2 trái mướp băm nhỏ. Nêm thêm mắm, muối, tiêu, đường hành ớt cho vừa miệng.
Trong thời gian chờ thịt hấp, có thể hái lá nhàu (loại lá bánh tẻ, to nhưng chưa già), lá mướp hoặc lá non của cây nghệ. Rửa lá cho thật sạch. Chắp lá lại với nhau rồi bọc lại, nêm thêm ít hột tiêu hay rắc chút đậu phộng lên, gói thành các miếng hình vuông cho vừa miệng. Lần lượt xếp các gói lá vào nồi, bắc lên bếp. Đổ chút nước dừa tươi ngập 2/3 nồi rồi hấp. Đến khi mùi thơm lừng của nước dừa hòa với mùi lá bốc lên thì cũng là lúc thịt chín. Chỉ cần bắc ra bếp, dùng ngay lúc ấm là được.
Tạm kết
Trên đây là công dụng của lá nhàu và cách dùng lá nhàu để phát huy tối đa công dụng. Nếu còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc về lá nhàu và các sản phẩm từ nhàu, bạn có thể liên hệ Noni Green theo hotline: 0889635960 để được tư vấn. Bạn cũng có thể để lại comment hoặc đưa ra đánh giá để chúng tôi hiểu thêm về ý kiến của bạn!
Xem thêm các công dụng trái nhàu tại đây :
10 công dụng trái nhàu và 4 cách dùng nhàu hiệu quả
Hoặc bạn cũng có thể xem video để biết thêm về các công dụng, cách dùng lá nhàu:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.